NHỮNG LỜI KHUYÊN KHI SỐNG TẠI NHẬT
Nhật bản có bốn mùa phong phú, cuộc sống tiện nghi và trị an tốt nên luôn được đánh giá là một đất nước dễ sống. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều các bạn trẻ Việt Nam đến đây để học tập hoặc làm việc. Sau đây là những điều chúng ta cần lưu ý khi sống tại Nhật Bản để có thể an tâm và dễ hòa nhập khi sống trong một nền văn hóa khác biệt.
I.Quy cách ứng xử đời thường.
- Tuân thủ thời gian.
Tại Nhật, tuân thủ thời gian là một quy tắc cơ bản. Trong công việc, hãy tuân thủ thời gian theo quy định của cấp trên, của công ty. Đến công ty, thời gian họp, hay đúng thời gian đã giao hẹn với khách hàng. Tại trường học, việc đi học muộn có thể bị coi như là vắng mặt, nên nếu nhận thấy mình có khả năng đi muộn, bạn hãy liên lạc trước. |
2. Chào hỏi.
Người Nhật rất coi trọng nghi thức và lễ nghĩa. Người Nhật không chỉ đánh giá người đối diện qua vẻ bề ngoài mà còn qua từng cách ứng xử, cử chỉ, thái độ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc chào hỏi tại Nhật luôn có những nguyên tắc mà bạn bắt buộc phải tuân theo. Những lời chào hỏi thường ngày được coi là bước đầu cho mọi cuộc hội thoại. Khi chào hãy luôn nhớ phải dõng dạc, vui tươi nhé. |
- Chú ý không gây tiếng ồn.
Vì có rất nhiều người khác sống ở xung quanh mình, nên hãy chút ý không phát ra những tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến những người khác như: đi lại quá mạnh, bật nhạc quá tó, cổ vũ bóng đá… |
4. Cách đổ rác.
Cần tuân thủ quy định về đổ rác. Trước khi đổ rác, cần phân loại rác ví dụ như “ rác cháy được” và “ rác không cháy được”. Khi đổ rác, cần đổ rác tại đúng địa điểm được quy định, vào đúng thời gian được quy định. Những loại rác to, đồ điện gia dụng được phân loại là “ rác cỡ lớn”, cần trả phí thu hồi rác. Tùy từng khu dân cư mà cách thức thu hồi sẽ khác nhau nên bạn cần hỏi mọi người xung quanh trước trong trường hợp chưa nắm được lịch đổ rác. Việc nhặt rác từ bãi đổ rác mang về có thể coi là hành vi phạm pháp. Dù trông có vẻ vẫn có thể dùng được nhưng bạn cũng không được phép mang về. |
II. Quy cách ứng xử khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Gọi điện thoại di động.
Tại Nhật Bản, có một số những quy tắc ứng xử khi sử dựng các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện hay xe buýt. Để tất cả mội người đều cảm thấy thoải mái, khi đi tàu xe tuyệt đối không được nói chuyện điện thoại. Bạn cần thiết lập chế độ rung, để không phát ra tiếng khi có cuộc gọi đến. Cần chú ý không làm ồn, không nghe nhạc hoặc phát ra âm thanh to để tránh làm phiền đến những người xung quanh. |
2. Khi lên xuống tàu xe.
Tại Nhật, đặc biệt là các thành phố lớn, nơi mà giao thông công cộng có thể nói là phương tiện đi lại chính, nên khi mọi người lên tàu, xe bus hay các cầu thang thì đều cần phải tuân thủ thứ tự xếp hàng. Không được chen ngang hàng, xô đấy và khi xuống cũng cần phải tuân thủ theo thứ tự. |
III. Quản lí các thông tin các nhân và thủ tục
1.Luôn mang theo giấy tờ tùy thân
Người nước ngoài khi sống tại Nhật Bản cần luôn mang theo giấy Xác nhận luuw trú hoặc bản sao Hộ chiếu. Trong trường hợp có cảnh sát yêu cầu chứng minh nhân thân mà không có giấy tờ, dù là để ở nhà thì cũng có nguy cơ bị tạm giam. Dó đó, mỗi khi ra ngoài, các bạn hãy nhớ mang theo giấy tờ bên mình. |
2.Gia hạn tư cách lưu trú.
Nếu muốn xin gia hạn tư cách lưu trú thì sinh viên nhận học bổng cần phái đáp ứng một số điều kiện. Cần đảm bảo tham gia đầy đủ trên 90% ca làm và số buổi học tại trường mới có thể xin gia hạn. Đi muộn có thể tính là vắng mặt nên cần phải hết sức lưu ý. |
3.Không tiết lộ thông tin cá nhân.
Không được phép tiết lộ thông tin của mình hay khách hàng. Các bạn cần thật trú trọng đối với các thông tin như mã số cá nhân (My number) hoặc số tài khỏa ngân hàng, số điện thoại, dịa chỉ, thẻ Bảo hiểm y tế. Trong một vài trường hợp cần thiết, hãy cho số điện thoại của tiệm nơi mình làm việc. Cần chú ý khi gửi các thông tin trên mạng xã hội, các địa điểm hay lui tới. |
4.Thẻ bảo hiểm y tế.
Không được phép cho người khác mượn Thẻ bảo hiểm y tế của mình. Vì có thể dẫn đến hành vi phạm pháp nên hãy từ chối khi được nhờ vả. Và cũng không được đăng tải Thẻ bảo hiểm y tế trên mạng xã hội.
IV. Hút thuốc và uống rượu.
1. Uống rượu.
Tại Nhật, từ 20 tuổi trở lên mới được phép hút thuốc, uống rượu. Nếu uống rượu khi chưa đủ 20 tuổi, không chỉ chính cá nhân đó mà những người giám sát xung quanh cũng sẽ bị phạt tiền lên đến 500 nghìn yên. Hãy tuân thủ chặt chẽ dù có khác so với quy định nước mình. Nếu muốn uống rượu, hãy uống trước giờ bắt đầu làm việc từ 7 tiếng trở lên. Khi thực hiện giao báo, cần sử dụng xe đạp hoặc xe máy. Điều khiển phương tiện giao thông khi có hơi cồn sẽ chịu án phạt rất nặng đến 5 năm tù giam hoặc 1 triệu yên. Tuyệt đối không được vi phạm. Ngoài ra, cũng không được gọi bạn bè đến ký túc xá để uống rượu. |
2.Hút thuốc.
Cần chú ý những nơi cấm hút thuốc trên đường hoặc trong cửa hàng. Thêm vào đó, vứt tàn thuốc bừa bãi cũng là một hành vi vi phạm pháp luật. Không được phép vừa đi vừa uống thuốc, gây ảnh hưởng đến đến mọi người xung quanh. Hút thuốc hay vứt tàn thuốc bừa bãi tại những nơi cấm hút thuốc trên đường, khi vừa đi vừa hút thuốc sẽ bị phạt tiền đến 20 nghìn yên. Khi hút thuốc tại những nơi được quy định thì cũng cần phải tuân thủ quy cách ứng xử để không làm phiền đến mọi người xung quanh. Tuyệt đối không được hút thuốc trong ký túc xá và tất nhiên là cũng không được hút thuốc trên đệm vì dễ gây ra hỏa hoạn |
V. Những điều lưu ý khi ở ngoài.
- Khi gặp tai nạn.
Khi gặp tai nạn, các bạn hãy lập tức báo cảnh sát, cứu thương và chờ nghe hướng dẫn, chỉ thị. Tại Nhật Bản thì số gọi cảnh sát là 110, số gọi cứu thương là 119.
Hãy báo họ tên của mình, tiệm mà mình đang làm việc, và số điện thoại của tiệm đó. Khi bạn gặp tai nạn hãy lập tức liên lạc với tiệm. Và trong trường hợp bản thân gấy ra tai nạn, cũng phải lập tức báo cảnh sát.
Tại Nhật có vô số các camera theo dõi được lắp đặt trên khắp đường phố, nên sẽ tìm được bằng chứng. Trong trường hợp mà bạn không gây ra thương tích cũng không được bỏ chạy hoặc rời khỏi hiện trường. Nhất định phải tuân theo chỉ thị của cảnh sát.
Đâm người rồi bỏ chạy có thể sẽ bị phạt tù lên đến 10 năm hoặc phạt tiền đến 1 triệu yên. Và có thể bị quy thành trọng tội. Nên dù người tai nạn nói rằng không sao, các bạn vẫn phải liên lạc với cảnh sát khi gặp một tai nạn nào đó nhé.
Bên trên là một số điều cần lưu ý khi các bạn đang và sẽ có ý định sinh sống tại Nhật Bản