Ngày Tết ở Nhật Bản

Cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản cũng có ngày tết cổ truyền. Tết cổ truyền trong tiếng Nhật gọi là “Oshougatsu” お正月 đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Nhật Bản.

  1. Thời gian diễn ra

                

Tết cổ truyền của Nhật Bản cũng giống các nước Đông Nam Á là sẽ diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch – 01/01  hàng năm. Tuy nhiên sau cuộc cải cách Minh Trị thì tiếp xúc của Nhật Bản với văn hoá phương Tây trở nên sâu hơn. Nên từ năm 1873- 5 năm sau khi Minh Trị Duy Tân thì người Nhật đã đón tết theo lịch dương như các nước Châu Âu.

  1. Những món ăn truyền thống ngày tết tại Nhật Bản.

Nếu người Việt Nam vào ngày Tết thường nấu bánh chưng, bánh tét để chuẩn bị cho ngày Tết. Thì ở Nhật, cũng có những món ăn như vậy, Sushi, Tokishoki soba và Osechi – bữa ăn đầu năm mới…..

                            

Sushi

Tokishoki soba- mì trường thọ

Osechi

Các món ăn này đều có ý nghĩa tốt cho sức khỏe và mang lại may mắn trong những ngày đầu năm nên dù đã trải qua một khoảng thời gian dài nhưng vẫn được người Nhật giữ và lưu truyền đến ngày hôm nay.

  1. Phong tục đón tết.

* Dọn dẹp nhà cửa để đón tết.

Nhật Bản cũng có phong tục dọn dẹp nhà cửa để đón tết giống với Việt Nam và được gọi là Osouji - お掃除.

            

Người Nhật thường bắt đầu tổng vệ sinh vào những ngày trước tết như 30 hoặc 31/12. Mọi người dọn dẹp nhà cửa với mong muốn rũ bỏ hết mọi buồn phiền, lo âu, những điều không tốt ra khỏi căn nhà. Và đón những niềm vui, hạnh phúc mới khi một năm mới lại sắp bắt đầu.                                 

* Trang trí ngày tết.

Sau đợt Osouji, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa. Với muốn đẩy đi những vận xấu của năm cũ và đón chào một năm mới. Vào ngày này các gia đình ở Nhật Bản thường:

   

 

Shimenawa được treo trước của nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma.

- Treo shimenawa trước cửa nhà: Với ý nghĩa là sự hiện diện cho những điều tốt lành, yên bình luôn đến với cuộc sống của gia đình.

Tùy theo khu vực nhưng Kadomatsu thường được làm bằng gỗ thông, tre, Ngoài vật tiêu biểu là cây thông thì người Nhật còn dùng các loại thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng... tượng trưng cho mong ước tốt lành.

Kadomatsu:  Thường được người dân Nhật Bản treo trước cửa nhà

Wakazari là một vòng tròn, được bện bởi một đoạn dây thừng, và được kết hoa lên phía đầu, chỗ móc treo. Người ta treo Wakazari ở bếp, với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại cuộc sống sung túc, những bữa cơm gia đình đầm ấm cho họ. Ngoài ra, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm.

* Lì xì

Cũng giống như ở Việt Nam, vào ngày đầu năm mới, trẻ em Nhật Bản cũng được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà và người thân. Tiền mừng tuổi đó được gọi là Otoshidama. Otoshidama được người lớn tặng cho trẻ con với hi vọng sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành.
  • Lễ chùa đầu năm

Mặc dù là một nước công nghiệp phát triển, nhưng nét văn hóa truyền thống đặc trưng nhất của Nhật Bản vẫn được cảm nhận rõ nét trong phong tục lễ chùa đầu năm. Họ mong muốn, cầu chúc sự bình an, khỏe mạnh cho gia đình bạn bè và người thân.

              

       Ngày lễ Oshougatsu Nhật bản những phong tục, hoạt động và duy trì trong nhiều thế kỉ và đã phát triển những truyền thống độc đáo, góp phần tuyền bá văn hóa Nhật đến người dân trong và ngoài nước.